THÁNG 6 NĂM 2007

Cuộc thi "Sáng tác thơ Haiku Việt - Nhật"

 

Mời bạn tham gia cuộc thi "Sáng tác thơ haiku Việt - Nhật"  

do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM và Báo Tuổi Trẻ tổ chức!

 

Ngôn ngữ sáng tác
- Người Việt Nam: Sáng tác bằng tiếng Việt (hoặc bằng tiếng Nhật, hoặc bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật)
- Người Nhật: chỉ được tham gia sáng tác bằng tiếng Việt
 
Thể lệ sáng tác
- Đề tài: Tự do

- Haiku bằng tiếng Nhật phải có "kigo" (quý ngữ), gồm 3 câu theo thứ tự 5 - 7 - 5 âm tiết

- Haiku bằng tiếng Việt gồm 3 câu ngắn, mỗi câu theo thứ tự không quá 5 - 7- 5 chữ
- Số bài nộp: Tối thiểu 5 bài
 
Lưu ý khi nộp bài
- Bài dự thi phải kèm thông tin người sáng tác (họ tên, địa chỉ liên hệ) hoặc download mẫu đăng ký dự thi theo file đính kèm
- Bài dự thi không được sao chép, mô phỏng, dịch thơ của người khác
- Bài chưa được in, phát hành, đăng trên mạng kể cả trên blog cá nhân
 
Giải thưởng
- Giải thưởng gồm giải nhất, nhì, ba cho mỗi thể loại ngôn ngữ
- Giải nhất sẽ được nhận bộ sách ảnh giới thiệu Nhật Bản, phiếu tặng mua sách trị giá 200.000 đồng và các tặng phẩm văn hoá Nhật Bản khác
 
Hạn chót nộp bài: Ngày 16/7/2007
 
Công bố kết quả và trao giải: Ngày 3/8/2007

閑かさや

岩にしみいる
蝉の声

 

Shizukasaya

Iwa ni shimiiru

Semi no koe

               (Basho)

Tịch liêu

Thấu xuyên vào đá

Tiếng ve kêu

 

Haiku là loại thơ độc đáo cyủa Nhật Bản gồm 17 âm tiết 5 - 7- 5, ngắt nhịp thành 3 câu. Haiku có lịch sử khoảng 400 năm về trước và phát triển mạnh vào nửa đầu thời kỳ Edo (1603 - 1868) khi nhà thơ nổi tiếng Matsuo Basho của Nhật Bản sáng tác các bài thơ miêu tả quang cảnh và thiên nhiên trong chuyến du hành khắp đất nước Nhật Bản.

 

Vào những năm thời kỳ Meiji tiếp theo (1868 - 1912), thơ haiku phát triển mạnh mẽ thành thể thơ độc đáo của Nhật Bản nhờ vào sự nỗ lực của các nhà thơ khác như Masaoka Shiki. Cũng chính nhờ nhà thơ Masaoka đã đem lại cho thơ haiku một sắc thái mới đó là những chùm thơ ngắn nói về mối tương quan giữa vũ trụ và con người.

 

Thơ haiku gồm 17 âm tiết (không phải 17 chữ), được sắp xếp thành ba hàng 5 – 7 – 5 (ký tự Nhật). Haiku dùng cách ghi lại sự vật / sự việc một cách hiện thực, đơn giản nhưng truyền tải sự cảm nhận một cách sâu sắc về sự khám phá cho người đọc. Nhưng điểm quan trọng là tâm thái người làm thơ và những gì ẩn chứa phía sau sự tối giản đến kinh ngạc của mười bảy âm tiết. Đề tài của haiku thường là thiên nhiên và những mùa trong năm. Haiku có những luật cơ bản như: Trong thơ haiku bắt buộc phải có từ “Kigo” (quý ngữ - dấu hiệu cho biết bài thơ đang miêu tả mùa nào) trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động để miêu tả thời tiết, mùa trong năm. Thơ haiku sử dụng thủ pháp biểu hiện tượng trưng, chỉ gợi chứ không tả, thể hiện cảm xúc hay suy tư nào đó và tinh tuý nét Thiền.

 

Thơ haiku đã phát triển vượt qua khỏi biên giới Nhật Bản đến với các nước ở châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Quốc và đặc biệt phong trào làm thơ haiku rất thịnh hành tại Mỹ. Xin giới thiệu một bài thơ haiku của Matsuo Basho  được dịch ra tiếng Anh.

 

The autumn wind is blowing
But the chenust burs
Are green

 

Tại Việt Nam, những ai yêu thích thơ chắc cũng đã có lần từng được nghe đến thơ haiku, và phong trào sáng tác thơ haiku cũng nở rộ trong giới yêu thơ, đặc biệt là sinh viên ngành Nhật Bản học. Khác với tiếng Nhật là đa âm thì với tiếng Việt đơn âm có thể dùng 17 chữ trong 3 câu nên có thể diễn đạt được nhiều hơn. Nhưng tinh tuý của haiku là diễn đạt một thoáng suy tư, một khung cảnh cô đọng, một chút thiền. Cái hay, cái khó của haiku là chỗ đó. Đọc thơ haiku, người ta dễ dàng đưa mình về một thế giới thanh thản, vô lượng. Bất cứ ai đã từng đọc hoặc làm thơ haiku đều nhận ra rằng sau khi đọc một bài thơ, tâm hồn dường như đã được ngộ, thư thái và nhẹ nhõm lạ thường.

 

Ngày 11: Lễ trao tặng thiết bị làm phim cho Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 12 tháng 6 năm 2007 (thứ  sáu) lúc 9:00, tại Sở giáo dục Đào tạo tỉnh Khánh hoà đã diễn ra lễ trao tặng trang thiết bị quay phim theo chương trình "Tài trợ thiết bị quay phim cho Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM" trong khuôn khổ chương trình Viện trợ Văn hoá không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản tài khoá 2006. Cùng với tỉnh Khánh hòa Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh sẽ tham gia “Chương trình làm phim cho học sinh Việt Nam” dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11 năm nay, và chương trình hỗ trợ thiết bị cho Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM là bước khởi đầu của chương trình làm phim. Sắp tới,TP.HCM sẽ cho 5 trường trung học và phổ thông mượn thiết bị máy để làm phim và tuyển chọn các tác phẩm hay để tham dự cuộc thi toàn quốc.


 

Tham khảo:Chương trình Viện trợ Văn hóa không hoàn lại

                  "Tài trợ Trang thiết bị quay phim cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa năm 2006"

Tổng số tiền viện trợ 14.758 đôla Mỹ

● Chính phủ Nhật Bản cung cấp máy làm phim cho “Chương trình làm phim cho học sinh Việt Nam”. “Chương trình làm phim này gồm thành phố Hồ chí Minh, Hà Nội và tỉnh Khánh Hoà.

● Kỳ thi Khu vực Hà nội đã được khai mạc tại Hà Nội vào tháng 3 năm nay. Thành phố Hồ chí Minh và tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức Kỳ thi Khu vực vào tháng 10, và dự định đưa tác phẩm đoạt giải để dự thi toàn quốc vào tháng 11 năm nay tại Hà Nội.

 

 

Ngày 9: Giới thiệu văn hóa Nhật Bản tại trường Đại học Tiền Giang

 

  1. Tổ chức

-   Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM

-   Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC)

 

  1. Đồng tổ chức

              Trường Đại học Tiền Giang

 

  1. Thời gian

           Ngày 9 tháng 6 năm 2007 (thứ bảy), từ 13:00 – 17:00

 

  1. Địa điểm

              Trường Đại học Tiền Giang

 

Thời gian

Nội dung

Địa điểm

13:00 – 13:30

Khai mạc - Giới thiệu chương trình

Hội trường

13:30 – 14:00

Chiếu phim tư liệu về đất nước, con người Nhật Bản

Hội trường

14:00 – 14:45

Thi đố vui tìm hiểu về Nhật Bản

Hội trường

14:45 – 15:15

Giới thiệu trang phục mùa hè truyền thống Nhật Bản: Thử mặc áo yukata

Hội trường

15:15 – 15:45

Hướng dẫn xếp giấy origami

Hội trường

15:45 – 16:15

Hướng dẫn trò chơi xếp dây ayatori

Hội trường

16:15 – 17:00

Ẩm thực Nhật Bản: mì soumen

Sân trước hội trường

17:00 – 18:00

Ầm thực Nhật Bản: bánh dango

Sân trước hội trường

 

  

                               Xếp giấy Origami                                     Thử mặc áo Yukata                        Trò chơi dây Ayatori

Back                    Top