Đánh giá của
Trưởng ban Giám khảo tiếng Việt - Nhà văn Nhật Chiêu
Một mùa thơ Haiku
Nhật Chiêu
(Cố vấn cuộc thi
sáng tác thơ Haiku)
Chưa đầy một mùa
trong năm, gần bốn ngàn bài thơ haiku gởi về cho cuộc thi haiku
lần đầu tổ chức tại Việt Nam, tạo nên một mùa thơ haiku như một
cơn mưa giữa mùa mưa.
Thơ haiku tiếng Việt chen kề tiếng Nhật như muốn hòa âm và đồng
vọng, như muốn vượt thóat cái vỏ ngôn ngữ mà đến với nhau. Cuộc
hòa điệu tâm hồn của các dân tộc có thể khởi đầu từ thơ ca.
Dưới cái nhìn của
thơ ca, thế giới hiện ra như là giai điệu đầy hơi thở sự sống. Ở
đây và bây giờ. Khoảnh khắc và vĩnh cửu. Cái nhỏ và cái lớn.
Những người làm thơ
haiku trong cuộc chơi này dẫn ta vào giai điệu ấy.Vừa nghe mưa
rơi, tôi vừa bất ngờ bắt gặp bài thơ đầy âm vang vô thanh này:
Con cá thở
Bọt bong bóng vỡ
Mưa phùn
(Nguyễn
Thế Thọ - Đà Nẵng)
Hãy lắng nghe cá
thở, nghe niềm vui của cá. Hãy lắng nghe bọt nước, nghe mưa phùn,
nghe giai điệu tinh tế ấy của đời!
Cùng tác giả này,
ta lại thấy:
Đóa hướng dương
Nhú trong vườn
cỏ
Ngày không mặt
trời
(Nguyễn
Thế Thọ - Đà Nẵng)
Giữa khát vọng và
thất vọng, là đóa hướng dương ấy, trong một ngày không nắng.
Vượt lên niềm vui và nỗi buồn là đóa hướng dương ấy. Đóa hoa ấy
sống trong sự vắng mặt của mặt trời mà vẫn không tuyệt vọng. Đó
mới thật sự là…hướng dương.
Khi thơ haiku làm
cuộc viễn du khắp thế giới thì nguyên tắc về KIGO (quý ngữ, hay
từ chỉ mùa) không nhất thiết phải tuân thủ. Tuy nhiên, bài haiku
sau đây lại dùng “từ mùa” rất tuyệt:
Cúc áo bung ra
Một cõi trắng
ngần
Hạ đến
(Trần Đức Việt – Bình Định)
Có một vẻ đẹp hiện
đại, đầy gợi cảm trong bài thơ trên. Ta cảm nhận được cái nóng
hổi của mùa hạ và hơi mát tinh khiết của một làn da. Mùa thay áo
đổi. Giao cảm giữa người và mùa.
Giữa thời hiện đại,
thơ haiku vẫn kéo mọi người về với mùa, với thiên nhiên, với
trăng:
Trên đầu ngọn
cây
Khỏang trống nơi
cành khô gãy
Một mảnh trăng
lấp đầy
(Phan Thị Kiều Trang - TPHCM)
Hai nửa vầng
trăng
Chơi vơi đầu
ngọn sóng
Trong cuộc kiếm
tìm nhau
(Trần Thị Bích Liên - TPHCM)
Tuy vậy, đó cũng là
thiên nhiên trong âm thức hôm nay:
Những chiếc lá
vàng
Xoay tròn điệu
valse
Nhạc gió
(Vũ Tam Huề - TPHCM)
Ngay cả cái cô tịch
thường thấy trong thơ haiku xưa vẫn được cảm ứng trong một tương
chiếu bất ngờ:
Cánh chim hải âu
Đáp xuống cột buồm lão ngư
Hai chấm đen
trên biển
(Chinh Văn - TPHCM)
Cánh chim và ngư
ông giữa biển trời mênh mang vừa gần gũi vừa biệt lập. Có tương
duyên mà vẫn cô đơn.
Thơ haiku nói bằng
hình ảnh, thường tránh suy lý. Nhưng đôi khi cũng có thể dung
hợp, như bài thơ sau đây:
Vượt lên từ biển
mây
Fuji nâng mặt
trời đỏ rực
Gởi trái chín
tặng đời
(Nguyễn Bão – Hà Nội)
Đảo hoang
Chim én về làm
tổ
Nhựa ấm dần
trong cây
(Hà Thiên Sơn - TPHCM)
Thời gian
Mắt thuyền không
khép
Bến sông xưa
ngược chèo
(Văn Luân – Đà Nẵng)
Hình ảnh “Mắt thuyền
không khép” và “bến sông xưa” liên kết với khái niệm “thời gian”
tạo nên cái đẹp sinh động và gợi mở nhiều ý nghĩa.
Sự khôn cùng và
giấc mơ là đề tài cho một bài haiku đơn sơ mà đầy tình người:
Bé gái
Nhặt mảnh chai
Mơ chiếc hài cô
tấm
(Trần Đức Việt – Bình Định)
Vậy là cô Tấm đi
vào thơ haiku trong thời chúng ta sống, trong ước vọng và thương
yêu, trong bình thường và cái đẹp.
Trong cuộc chơi đầy
hào hứng, những người tham gia ngay bước đầu đã thể hiện tình
yêu say đắm của mình đối với thơ ca, con người và thiên nhiên.
Cuộc thi chứng tỏ
rắng haiku có thể biểu hiện trong tiếng Việt giàu hình tượng và
nhạc điệu. Tiếng Việt có thể phát tiết tinh anh trong thể thơ
đặc biệt cô đọng này của Nhật Bản.
Nhân loại gặp nhau
trong một chén trà, có một nhà văn đã nói như thế. Và ta có thể
thêm rằng, chúng ta gặp nhau, đón đợi các người bạn và bắt gặp
bản thân mình trong những vẫn thơ tinh tế mang tên là haiku.
Bài thơ tiêu biểu sáng
tác bằng tiếng Nhật
Giải 1 (No. 281
Trần Hồng Thục Trang)
春巡り
過ぎし日想う
窓の外
haru
meguri
sugishihi omou
mado
no soto
mùa xuân đang đến
nghĩ về ngày tháng qua
bên
ngoài cửa sổ ※
晴れた空
春の歌声
風に舞う
hareta
sora
haru no
utagoe
kaze ni
mau
bầu
trời xanh trong
tiếng hát của mùa xuân
múa
bay theo gió ※
蒸し暑い
夏のお昼寝
蝉の声
mushi atsui
natsu no ohirune
semi
no koe
nóng bức
giấc trưa nồng
tiếng
ve kêu ※
Giải 2 (No. 1 Ngô Hải Nam)
燃え尽きた
タバコ見下ろし
恋の灰
moe
tsukita
tabako
mioroshi
koi no
hai
cháy rụi
dụi
tắt tàn thuốc
tro
bụi tình yêu ※
Giải 2 (No. 295 Nguyễn Ngọc Tâm)
青空に
日のオレンジが
熟れている
aozora
ni
hi no
orenji ga
urete
iru
trời
xanh
trái
cam mặt trời
ửng
đỏ
Giải 3 (No. 8 Hoàng Long)
雨がふる
生き返るダンス
草や花
ame ga
huru
ikikaeru dansu
kusa ya
hana
mưa
rơi
cỏ
hoa nhảy múa
điệu vũ hồi sinh
Giải 3 (No.
43 Lê Thị Bình)
桃の花
紅河の流れ
ハノイかな
momo no
hana
kouga
no nagare
hanoi
kana
hoa
đào
dòng nước của sông Hồng
Hà
nội đấy ※
Giải 3(No.339
Huỳnh Phi Diệp)
春浅し
暁知らず
布団篭り
haru
asashi
akatsuki shirazu
huton
komori
xuân
chưa đến
không biết bình minh
cuộn
chặt trong chăn ※
Giải khuyến khích(No.249
Vũ Thị Hằng)
月光り
蟋蟀嘆く
霜帯びる
tsuki
hikari
koorogi
nageku
shimo
oburu
dưới ánh trăng
dế
kêu than
sương bao phủ ※
Giải khuyến khích(No.283
Đặng Thể Vân)
梅つぼみ
黄色満開
春の色
ume
tsubomi
kiiro
mankai
haru no
iro
nụ
hoa mơ
nở
vàng
màu của mùa xuân ※
Giải khuyến khích (No.369
Lã Minh Phương)
夏草が
野原に揺れる
波のよう
natsukusa ga
nohara
ni yureru
nami no
you
ngọn cỏ mùa hè
lay
động trên cánh đồng
như
sóng gợn
(※
Bài tiếng Việt do Tổng Lãnh Sự quán dịch) |