THÁNG 11 - 12 NĂM 2009

THÁNG VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI TP.HCM


BIỂU DIỄN TRỐNG NHẬT BẢN CỦA NHÓM OTO-ZA

Nhằm tăng cường hơn nữa giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam và để đánh dấu kết thúc sự kiện “Năm Giao lưu Nhật Bản – Mê Kông 2009” và “Tháng Văn hóa Nhật Bản tại TP.HCM” (đã được tổ chức từ tháng 11), Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM phối hợp với Công ty Sài Gòn Truyền thông (Saigon Media) sẽ tổ chức chương trình biểu diễn Trống Nhật Bản (Wadaiko) của nhóm OTO-ZA vào lúc 20 giờ ngày 11 tháng 12 năm 2009 (thứ sáu) tại Nhà hát thành phố (7 Công Trường Lam Sơn, Q.1).

Nhóm Trống OTO-ZA được thành lập từ năm 2001. Hoạt động của nhóm khởi đầu bằng một lớp dạy biểu diễn trống Nhật tại chân núi Koyasan (tỉnh Wakayama) – di sản thế giới, và biểu diễn tại nhiều trường học nhằm truyền tải thông điệp “Hòa” và “Văn hóa truyền thống Nhật Bản” cho các em học sinh. N hóm Trống OTO-ZA đã dành nhiều công sức biên soạn lại các bài đồng dao, dân ca để các tác phẩm mang tính “Nhật hơn và gần gũi với trống Nhật hơn”. Nhóm đã mở rộng hoạt động của mình bằng các buổi biểu diễn miễn phí, biểu diễn trong lễ kỷ niệm sự kiện núi Koyasan được công nhận là di sản thế giới và các sự kiện khác tại khu vực Kansai.

 

“Three-Hearts” – đội chủ lực 3 thành viên nữ của nhóm được đông đảo công chúng đón nhận, yêu mến và đã được giới thiệu trên Đài truyền hình NHK. Bằng tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm biểu diễn tại hơn 60 nước trên thế giới như Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ, Úc … nhóm đã được chính phủ Thái Lan mời biểu diễn trong sự kiện kỷ niệm 120 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Nhật Bản - Thái Lan. Nhân dịp này nhóm cũng có cơ hội tham gia vào bộ phim “YAMADA – Vị samurai ở Ayuthaya” của đạo diễn Thái Lan Nopporn, và hy vọng thông điệp “Nhật Bản - thông qua tiếng trống Wadaiko” sẽ làm rung động trái tim của mọi khán giả.

 

Một số buổi biểu diễn của nhóm OTO-ZA ở nước ngoài trong những năm gần đây

2003 Biểu diễn tại trường Siridonchai tại Chiengmai

(Chương trình của Quỹ giáo dục Châu Á)

2006 Biểu diễn tại Lễ hội Puma Dance tại Croatia

2007 Biểu diễn trong chương trình “Chào Nhật Bản” tại Bangkok

Biểu diễn trong buổi hòa nhạc tại Cinema Complex – Bangkok

Tham gia chương trình Ramwong – Kỷ niệm 120 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Nhật Bản - Thái Lan

Tham gia bộ phim “YAMADA – Vị samurai ở Ayuthaya” của đạo diễn Thái Lan Nopporn

 

Thông điệp của nhóm OTO-ZA nhân sự kiện Năm Giao lưu Nhật Bản – Mê Kông 2009

Chúng tôi mong muốn âm vang của tiếng trống Wadaiko sẽ là chiếc cầu nối thông điệp từ trái tim đến trái tim và âm hưởng của tiếng trống Wadaiko sẽ lắng đọng lại mãi trong tâm hồn của khán giả, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa Nhật Bản và các nước lưu vực sông Mê Kông . 

 

 

 

Vào lúc 17:30 ngày 25/11/2009, tại Trung tâm chiếu phim Thăng Long (19 Cao Thắng, Q.3) sẽ khai mạc “Liên hoan phim Nhật Bản tại TP.HCM” . Chương trình do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM phối hợp cùng Japan Foundation Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Công ty Truyền thông và Điện ảnh Sài Gòn tổ chức. Đây là một trong các hoạt động trong khuôn khổ các chương trình kỷ niệm sự kiện “Năm Giao lưu Nhật Bản – Mê Kông 2009” và chương trình “Tháng Văn hóa Nhật Bản tại TP.HCM” nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và giao lưu văn hoá giữa hai nước, tạo điều kiện cho người dân thành phố có cơ hội tiếp xúc và hiểu biết nhiều hơn về đất nước, con người, văn hoá xã hội hiện đại của Nhật Bản qua phim ảnh.

Liên hoan phim Nhật Bản tại TP.HCM” sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 29/11/2009, giới thiệu 5 bộ phim hấp dẫn của Nhật Bản gồm “Tháp Tokyo – Mẹ, tôi và đôi lúc bố” (Tokyo Tower), “Mãi mãi” (Always, Sunset on third Street), “Thức tỉnh” (Awaking), “Nỗi niềm của Etsuko Kamiya” (The Blossoming of Estuko Kamiya), DORA-HEITA. Nội dung và lịch chiếu được gửi đính kèm. Phim được thuyết minh tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh.

 

LỊCH CHIẾU PHIM NHẬT BẢN TẠI TPHCM
Địa điểm: Trung tâm chiếu phim Thăng Long
Thời gian: Từ ngày 25/11 - 29/11/2009
2009/11/25 Thứ tư 17:30 Khai mạc  
2009/11/25 Thứ tư 18:00 Tháp Tokyo - Mẹ, tôi và đôi lúc bố
Tokyo Tower
142min
2009/11/25 Thứ tư 20:30 Mãi mãi
Always, Sunset on third Street
133min
2009/11/26 Thứ năm 12:00 Thức tỉnh
Awaking
125min
2009/11/26 Thứ năm 14:20 Nỗi niềm của Etsuko Kamiya
The Blossoming of Estuko Kamiya
119min
2009/11/27 Thứ sáu 14:20 Tháp Tokyo - Mẹ, tôi và đôi lúc bố
Tokyo Tower
142min
2009/11/27 Thứ sáu 17:00 Dora-heita
DORAHEITA
111min
2009/11/28 Thứ bảy 9:30 Mãi mãi
Always, Sunset on third Street
133min
2009/11/28 Thứ bảy 12:00 Dora-heita
DORAHEITA
111min
2009/11/28 Thứ bảy 14:00 Thức tỉnh
Awaking
125min
2009/11/29 Chủ nhật 9:30 Tháp Tokyo - Mẹ, tôi và đôi lúc bố
Tokyo Tower
142min
2009/11/29 Chủ nhật 12:00 Nỗi niềm của Etsuko Kamiya
The Blossoming of Estuko Kamiya
119min
2009/11/29 Chủ nhật 14:20 Mãi mãi
Always, Sunset on third Street
133min

 

 

 

Tổ chức Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM và Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức “Hội thảo du học Nhật Bản năm 2009” như sau:

Thời gian:Chủ nhật, ngày 22/11/2009 từ 11:00 đến 17:00

Địa điểm: Khách sạn Equatorial (242 Trần Bình Trọng, Q.5, TP.HCM) (Vào cửa tự do)

Đây là một trong các hoạt động trong khuôn khổ các chương trình kỷ niệm sự kiện “Năm Giao lưu Nhật Bản – Mê Kông 2009” và chương trình “Tháng Văn hóa Nhật Bản tại TP.HCM”.

“Hội thảo Du học Nhật Bản 2009” với sự tham gia của nhiều trường đến từ Nhật Bản sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho những học sinh sinh viên Việt Nam có nguyện vọng du học Nhật Bản. Danh sách các trường tham dự và chương trình cụ thể xin xem bản chi tiết đính kèm.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO DU HỌC NHẬT BẢN NĂM 2009

 

1. Thời gian: Ngày Chủ Nhật, 22/11/2009, từ 11:00 đến 17:00

 

2. Địa điểm: Khách sạn EQUATORIAL (Saigon Ballroom 2F) 242 Trần Bình Trọng, Q.5, TP.HCM

 

3. Chương trình hội thảo:

 

1 1:00 Khai mạc

11:20~12:00 Chiếu phim video giới thiệu du học Nhật Bản, thông tin chung về du học Nhật Bản (lần 1)

12:10~13:00 G iới thiệu các vấn đề liên quan đến du học Nhật Bản, học bổng của Chính phủ Nhật Bản , giải đáp thắc mắc về du học Nhật Bản (lần 1)

13:10~13:40 Giới thiệu Kỳ thi Du học Nhật Bản và giải đáp thắc mắc .

13:50~14:50 Những cựu du học sinh Nhật Bản sẽ trao đổi kinh nghiệ m du học và giải đáp thắc mắc liên quan đến việc du học Nhật Bản

15:00~15:40   Chiếu phim video giới thiệu du học Nhật Bản, thông tin chung về du học Nhật Bản (lần 2)

15:50~16:40   G iới thiệu các vấn đề liên quan đến du học Nhật Bản, học bổng của Chính phủ Nhật Bản , giải đáp thắc mắc về du học Nhật Bản (lần 2)

17:00 Kết thúc

Ngoài phần hội thảo trên, tại quầy của các trường đại học, các cơ quan có trưng bày hình ảnh, áp phích, phân phát tài liệu giới thiệu về trường, quy chế tuyển sinh, các ngành học của từng trường. Mỗi trường đại học, cơ quan tham gia sẽ có người đại diện để trao đổi trực tiếp, cung cấp thông tin liên quan về chế độ giáo dục và du học tại Nhật Bản

 

4. Danh sách các cơ quan tham gia:

 

4.1. Đại học quốc lập: 20 trường   

  1. Đại học Hokkaido (Hokkaido University)
  2. Đại học Iwate (Iwate University)
  3. Đại học Akita (Akita University)
  4. Đại học Saitama (Saitama University)
  5. Đại học Điện khí – Truyền thông (The University of Electro-Communications)
  6. Đại học Quốc gia Yokohama (Yokohama National University)
  7. Đại học Niigata (Niigata University)
  8. Đại học Kanazawa (Kanazawa University)
  9. Đại học Gifu (Gifu University)
  10. Đại học công nghiệp Nagoya (Nagoya Institute of Technology)
  11. Đại học Kyoto (Kyoto University)
  12. Đại học công nghệ Kyoto (Kyoto Institute of Technology)
  13. Đại học nữ thục Nara (Nara Women's University)
  14. Đại học Shimane (Shimane University)
  15. Đại học Hiroshima (Hiroshima University)
  16. Đại học Yamaguchi (Yamaguchi University)
  17. Đại học Tokushima (The University of Tokushima)
  18. Đại học Nagasaki (Nagasaki University)
  19. Đại học Miyazaki (University of Miyazaki)
  20. Đại học Kagoshima (Kagoshima University)

4.2. Đại học dân lập: 18 trường

  1. Đại học Aomori Chuo Gakuin (Aomori Chuo Gakuin University)
  2. Đại học khoa học Chiba (Chiba Institute of Science)
  3. Đại học Aoyama Gakuin (Aoyama Gakuin Univesity)
  4. Đại học Keio (Keio University)
  5. Đại học Kokushikan (Kokushikan University)
  6. Đại học Sophia (Sophia Universitry)
  7. Đại học Nihon (Nihon University)
  8. Đại học Meiji (Meiji University)
  9. Đại học Rikkyo (Rikkyo University)
  10. Đại học Waseda (Waseda University)
  11. Đại học Nanzan (Nanzan University)
  12. Đại học ngoại ngữ Kyoto (Kyoto University of Foreign Studies)
  13. Đại học Kyoto Gakuen (Kyoto Gakuen University)
  14. Đại học Kyoto Notre Dame (Kyoto Notre Dame University)
  15. Đại học Doshisha (Doshisha University)
  16. Đại học nữ thục Kwassui (Kwassui Women's College)
  17. Đại học Ritsumeikan Asia Pacific (Ritsumeikan Asia Pacific University)
  18. Đại học nữ thục Hakuho (Hakuho Women's College)

4.3. Trường Nhật ngữ: 4 trường

  1. Học viện tiếng Nhật ARC (ARC Academy Japanese Language School)
  2. Trường Nhật ngữ Shinjuku (Shinjuku Japanese Language Institute)
  3. Trường I.C. Nagoya (I.C. Nagoya)
  4. Học viện quốc tế One Purpose (One Purpose International Academy)

4.4. Các tổ chức khác: 4 tổ chức 

  1. Đại học Liên Hiệp Quốc (United Nations University)
  2. Hiệp hội các trường trung học chuyên nghiệp Metropolitan Tokyo (Metropolitan Tokyo Professional Institution Association)
  3. Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services)
  4. Hội Xúc tiến Giáo dục tiếng Nhật (Association for the Promotion of Japanese Language Education)
 
Ngày 14/11 ~ 24/11/2009: TRIỂN LÃM "100 THIẾT KẾ HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN

 

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện “Năm Giao lưu Nhật Bản – Mê Kông 2009”, và chương trình “Tháng Văn hóa Nhật Bản tại TP.HCM”, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM phối hợp cùng Japan Foundation Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Triển lãm “100 Thiết kế hiện đại Nhật Bản” (100 Japanese Design Today).

 

Triển lãm được khai mạc vào lúc 17giờ ngày 14 tháng 11 (thứ bảy) tại Nhà Trưng bày và Triển lãm thành phố Hồ Chí Minh (92 Lê Thánh Tôn, Q.1) và kéo dài cho đến hết ngày 24 tháng 11 năm 2009 (Vào cửa tự do).

Với khoảng 100 hiện vật và hình ảnh sống động của các sản phẩm trong đời sống thường ngày của Nhật Bản như đồ điện tử, đồ gia dụng, cho đến các sản phẩm công nghệ cao như máy tính xách tay, ô tô, xe máy, robot… triển lãm mong muốn giới thiệu với công chúng Việt Nam đặc trưng của Thiết kế Mỹ thuật công nghiệp ứng dụng trong cuộc sống của người dân Nhật Bản và vai trò của Thiết kế Mỹ thuật công nghiệp trong việc tạo nên sự thành công của các thương hiệu sản phẩm “Made in Japan”.

 

 
Ngày 15/11/2009: LỄ CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ TRAO GIẢI THƠ HAIKU NHẬT - VIỆT NĂM 2009

Vào lúc 9:00 giờ ngày 15 tháng 11 năm 2009 (chủ nhật) tại tòa soạn Báo Tuổi Trẻ TP.HCM (60A Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận) sẽ diễn ra “Lễ Công bố kết quả và trao giải cuộc thi Sáng tác thơ Haiku Việt – Nhật năm 2009”.

Đây là lần thứ hai cuộc thi sáng tác thơ Haiku Nhật - Việt được tổ chức tại Việt Nam. Lần này có 370 người từ khắp các tỉnh thành trong nước nộp bài dự thi với 988 bài sáng tác bằng tiếng Việt và 59 bài sáng tác bằng tiếng Nhật. Kết quả cuộc thi sáng tác bằng tiếng Việt bao gồm một giải nhất, một giải hai, một giải ba và hai giải khuyến khích. Kết quả thi sáng tác bằng tiếng Nhật gồm một giải nhất, một giải hai và ba giải ba.

 

1. Tiếng Việt

 

* Giải nhất: Nguyễn Thánh Ngã (Lâm Đồng)

Đứa trẻ

Xó chợ

Chiếc lon trống

Hạt mưa mồ côi

 

* Giải nhì: Trần Xuân Thái (Đăk Lăk, BD: Dzạ Lữ Kiều)

Đêm

 

Trăng khuyết treo trời đêm

Sợi mây trắng choàng qua đỉnh núi

Giòng sữa chảy êm đềm

 

* Giải ba: Nguyễn Đức Mẫn (Hà Nội)

Tiếng vạc đêm đo trời

Mẹ gọi từ xa xăm nỗi nhớ

Gió hụt hơi thắt lòng

 

* Giải khuyến khích: Nguyễn Văn Long (Hà Nội)

Tự vấn

 

Đá hằn vết thời gian

Trán người nhăn một đời nghĩ ngợi

Nét nào vào sông núi

 

* Giải khuyến khích: Hoàng Thị Thương (Đà Nẵng)

Chiều chủ nhật phố đông

Người ăn xin bên đường ngửa nón

Thu thả chiếc lá vàng

 

2. Tiếng Nhật

 

* Giải nhất: Đào Thị Hồ Phương (TP.HCM)

梅の花  微笑み始め 春の風

Umenohana hohoemihajime harunokaze

 

* Giải nhì: Nguyễn Hoàn Vũ (TP.HCM)

アオザイの すそひるがえる 通り雨

Aozaino susohirugaeru tooriame

 

* Giải ba: Ngô Hải Nam (TP.HCM)

漣の下 縋り付く蜘蛛 露眺め

Hasunoshita sugaritsukukumo tsuyunagame

 

* Đồng Giải ba: Nguyễn Hoàn Vũ (TP.HCM)

通り雨 傘無き君の 急ぎ足

Tooriame kasanakikimino isogiashi

 

* Đồng Giải ba: Ngô Hải Nam (TP.HCM)

散る桜 湖の月 影をキス

Chirusakura mizuuminotsuki kagewokisu

 

NgàY 10 -11/2009: >CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN CỦA ĐOÀN CA VŨ KỊCH OKINAWA “CHURA” - vở “PHONG THỔ KÝ ĐẢO NAM”

Mở đầu cho sự kiện “Tháng Văn hóa Nhật Bản tại TPHCM” là chương trình khai mạc biểu diễn của đoàn ca vũ kịch Okinawa-CHURA đến từ Nhật Bản với 22 nghệ sĩ sẽ biểu diễn vở “PHONG THỔ KÝ ĐẢO NAM” vào lúc 20:00 ngày 10/11/2009 (thứ ba) và 20:00 ngày 11/11/2009 (thứ tư) tại Nhạc viện TP.HCM (112 Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM).

 

Tháng 11/2009 : KỶ NIỆM NĂM GIAO LƯU NHẬT BẢN – MÊ KÔNG 2009 “THÁNG VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI TPHCM”

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện “Năm Giao lưu Nhật Bản – Mê Kông 2009”, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM phối hợp cùng các cơ quan liên quan của Nhật Bản và Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện “Tháng Văn hóa Nhật Bản tại TPHCM” từ ngày 10 tháng 11 đến nhằm giới thiệu đa dạng các lãnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật của Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại với các chương trình dự kiến như sau:

 

1. Đoàn ca vũ kịch Okinawa- CHURA biểu diễn vở “PHONG THỔ KÝ ĐẢO NAM” (20:00 ngày 10 và 11/11/2009 tại Nhạc viện TPHCM)

 

2. Triển lãm “100 thiết kế Nhật Bản ngày nay” (từ ngày 1 4 – 24/11/2009 tại Nhà Trưng bày và Triển lãm TPHCM)

 

3. Công bố kết quả và trao giải thưởng cuộc thi thơ Haiku Việt – Nhật 2009 (ngày 15/11/2009 tại tòa soạn Báo Tuổi Trẻ)

 

4. Hội thảo du học Nhật Bản (ngày 22/11/2009 tại khách sạn Equatorial)

 

5. Liên hoan phim Nhật Bản (ngày 25 – 29/11/2009 tại Trung tâm chiếu phim Thăng Long)

 

6. Hội thảo của Giáo sư MOMOKI Shiro ( trường Đại học Osaka ) :

(1) “Đề xuất mang tính chất phương pháp luận về phát triển nghiên cứu Nhật Bản – châu Á tại Việt Nam: nhìn từ kinh nghiệm nghiên cứu lịch sử của Nhật Bản” (ngày 30/11/2009 tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
(2) Điều gì cần thiết hiện nay để trở thành đối tác chiến lược và hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam: Nhìn từ quan điểm của một nhà sử học Nhật Bản (ngày 1/12/2009 tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

 

7. Biểu diễn trống Nhật Bản wa-daiko (ngày 11/12/2009 tại Nhà hát thành phố).
 

Back                    Top