|
|
THỦ TỤC XIN VISA NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI VIỆT
NAM
Ngày
21 tháng 4 năm 2005 Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại
TP.HCM
Người Việt Nam muốn nhập
cảnh vào Nhật Bản cần phải có visa. Thủ tục xin visa như
sau:
A. THỦ TỤC XIN VISA
1. Các giấy
tờ cần thiết để xin visa ngắn
hạn Người Việt Nam hoặc người
đại diện thay thế xin visa phải xuất trình tại tiếp tân TLSQ Nhật Bản hộ
chiếu (bản gốc) và các giấy tờ như sau. (TLSQ Nhật Bản không nhận hồ sơ do
người bảo lãnh gởi hồ sơ trực tiếp hoặc gởi fax đến TLSQ Nhật Bản). Ngoài
ra sau khi đã được nhận hồ sơ, còn phải nộp các giấy tờ bổ sung khi được
yêu cầu.
(1) Đơn xin visa
(1 bản): bản tiếng Anh (phát tại tiếp tân TLSQ Nhật
Bản) Đơn xin
phải ghi rõ ngày tháng và phải có chữ ký (tương tự chữ ký trong hộ
chiếu).
(2) Một tấm hình
(dán vào đơn nói
trên) Hình khổ
45 mm x 45 mm, phải được chụp 6 tháng trở lại kể từ ngày nộp
đơn.
(3) Giấy bảo lãnh (1
bản) (1 bản gốc<không nhận bản phô-tô hay
fax>) Giấy bảo lãnh phải được viết
bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (xem mẫu đính
kèm).
Trường hợp người xin visa có thể chứng minh bản thân mình có thể trả toàn
bộ chi phí chuyến đi (ví dụ giấy tờ chứng minh số dư tài khoản ngân hàng
mang tên đương sự xin visa), thì không cần xuất trình giấy bảo
lãnh.
(a) Về người
bảo
lãnh
- Có thể là pháp nhân hay cá
nhân
-Trường hợp người bảo lãnh là pháp nhân thì người đứng đơn bảo lãnh phải
đủ tư
cách đại diện pháp nhân. Nhưng nếu có giấy uỷ quyền và được uỷ quyền
đứng
ra
bảo lãnh thì có thể chấp nhận được.
-
Phải bảo lãnh toàn bộ thời gian lưu trú tại
Nhật.
(b) Lưu ý
khi làm giấy bảo
lãnh
- Tiêu đề phải gởi Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại
TP.HCM
- Về người bảo lãnh, phải ghi rõ địa chỉ, tên, số điện thoại, tên phải có
dấu đóng.
Đối
với công ty hay tổ chức, chỉ cần dấu của công ty hay tổ
chức.
- Về người xin visa, tên phải được viết bằng chữ la-tinh (không cần dấu
tiếng
Việt).
Quốc tịch, nghề nghiệp, ngày tháng năm sinh phải ghi bằng tiếng
Nhật.
- Về các mục bảo lãnh, chú ý nếu thiếu 1 mục vẫn bị xem là thiếu hồ sơ.
(4) Giấy lý do nhập cảnh (1 bản) (1 bản gốc
<không nhận bản phô-tô hay fax>) phải được viết bằng tiếng Nhật hoặc
tiếng Anh (tham khảo mẫu đính
kèm).
- Trường hợp không xuất trình giấy bảo lãnh, phải xuất trình giấy lý do
nhập cảnh.
Về người
bảo lãnh, phải ghi rõ địa chỉ, tên, số điện thoại, tên phải có dấu đóng.
Trường hợp
là công ty hay tổ chức, thì phải có dấu đóng của công ty hay tổ
chức. - Về các nơi đến và
hoạt động tại Nhật Bản, phải ghi đầy đủ sự cần thiết và mục
đích. - Không được ghi chung
chung mơ hồ như "business", "tham quan", hay "thăm
viếng người
quen", mà phải ghi rõ lý do vì sao bảo lãnh, các hoạt động, các nơi đến và
địa chỉ liên
lạc.
(5) Chương trình (1 bản) (1 bản
gốc<không nhận bản phô-tô hay fax>) phải được viết bằng tiếng Nhật
hoặc tiếng Anh (tham khảo mẫu đính
kèm).
-
Đính kèm vé máy bay hai chiều hoặc giấy giữ chỗ vé máy
bay. - Phải ghi rõ ngày tháng đến
Nhật, ngày về nước, số chuyến bay, sân bay hay cảng
vào Nhật. Ngoài ra
không được ghi chung chung như "dự hội nghị vào ngày OO", mà
phải ghi chương trình
một cách cụ thể. - Ghi chi tiết
nơi lưu trú tại Nhật (tên khách sạn, địa chỉ, số điện
thoại). - Chương trình lưu trú
phải ghi chi tiết từng ngày, tuy nhiên nếu các hoạt động giống
nhau và liên tục
thì ở cột ngày tháng trong chương trình có thể ghi từ ngày...tháng...năm
đến
ngày...tháng...năm.
(6) Các
giấy tờ chứng minh mục đích đi Nhật: 1 bản (bản gốc, tuy nhiên nếu không
xuất trình được bản gốc, đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ
sơ).
* Phải xuất trình
các giấy tờ liên quan đến mục đích nhập cảnh, lưu trú và quan hệ với người
xin visa (nếu hồ sơ bằng tiếng Việt phải kèm bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng
Nhật, bản dịch không cần công
chứng).
Ví dụ: bản tóm lược
chương trình hội nghị, semina, chương trình đào tạo, hợp đồng giao dịch
mua bán, đơn đặt hàng, vận đơn, hợp đồng lao động, quyết định cử đi công
tác, giấy phép đầu tư vào Việt Nam, giấy phép đặt văn phòng đại
diện.
Trường hợp thăm thân
nhân phải có giấy tờ chứng tỏ quan hệ thân nhân (như giấy khai sinh, hộ
tịch <đã đăng ký tên vị hôn phu hoặc hôn thê>, giấy chứng nhận kết
hôn do phía Việt Nam
cấp).
Trường hợp
thăm người quen, nếu không có giấy tờ chứng minh mối quan hệ thì có thể
xuất trình thơ, e-mail, fax, hoá đơn điện thoại quốc tế, hình chụp chung
với nhau...
(7) Các giấy tờ
xác định người bảo lãnh (bản gốc, tuy nhiên nếu không xuất trình được bản
gốc, đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ
sơ).
(a) Các giấy tờ chứng
minh sự tồn tại của công ty hay đoàn
thể. Ví
dụ: Sổ đăng ký hoạt động pháp nhân (có giá trị 3 tháng kể từ ngày cấp) báo
cáo tài chính, tài liệu giới thiệu nói về pháp nhân. Nếu không có các hồ
sơ trên thì điền vào mẫu giải thích về công ty, đoàn thể đính kèm bảng
hướng dẫn này.
(b) Trường hợp cá
nhân bảo lãnh (phải đầy đủ 3 mục sau
đây) - Giấy chứng nhận
làm việc của người bảo lãnh (trường hợp hành nghề tự do, thì giấy phép
hành nghề, hoặc giấy khai báo
thuế). - Giấy chứng
nhận đã nộp thuế do sở thuế hoặc giấy chứng nhận thu nhập.
- Giấy chứng nhận cư
trú, (nếu là người nước ngoài sống tại Nhật, thì giấy đăng ký cư trú của
người nước ngoài). (Các giấy tờ
phải có giá trị 3 tháng kể từ ngày cấp).
2. Trường hợp cần phải có
giấy phép lưu trú
(1) Người nộp đơn xin visa ứng với các
trường hợp dưới đây cần phải xin trước giấy phép lưu trú do Cục quản lý
xuất nhập cảnh địa phương của Nhật Bản cấp. Về địa chỉ Cục quản lý xuất
nhập cảnh đề nghị hỏi Bộ Tư pháp Nhật Bản theo số điện thoại 03 - 3580 -
4111.
(a) Thời gian lưu trú trên 90
ngày. (b) Các
hoạt động có thù lao (làm việc, trình diễn, biểu diễn...). Trường hợp này
không liên quan đến thời gian lưu trú.
(2)
Về giấy phép lưu trú, người bảo lãnh giữ một bản phô-tô, bản gốc gởi cho
người xin visa cùng các giấy tờ như mục (4) dưới đây. Có thể sau này Bộ
Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu xuất trình bản sao giấy phép lưu trú nên đề
nghị giữ cẩn thận.
(3) Trường hợp du học
hoặc tu nghiệp, thì tuỳ trường hợp có thể xin giấy phép cư trú trước khi
xin visa. Trường hợp xin visa nhưng chưa có giấy phép cư trú, thì nếu Bộ
tư pháp xét thấy cần thiết sẽ yêu cầu người bảo lãnh xin giấy phép lưu
trú.
(4) Trường hợp đã có giấy phép lưu
trú, để nhập cảnh vào Nhật Bản, ngoài giấy phép lưu trú cần phải có
visa nhập cảnh.
Hồ sơ xin visa trong
trường hợp này, ngoài đơn xin visa và hình, như đã nêu trên chỉ cần xuất
trình giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh vào Nhật của đương sự (1 bản
gốc). Cụ thể nếu tư cách lưu
trú: a. Du học: xuất trình giấy phép nhập
học b. Tu nghiệp, lao động, làm việc...:xuất trình
hợp đồng lao động c. Định cư có chồng hay vợ
là người Nhật Bản: xuất trình hộ tịch của người Nhật đã đăng ký quan hệ
hôn nhân hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam
cấp. d. Định cư có chồng hay vơ là người vĩnh
trú tại Nhật Bản: xuất trình đơn xin đăng ký kết hôn có xác nhận tại cơ
quan hành chánh địa phương Nhật Bản hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính
phủ Việt Nam cấp. e. Định cư với người định cư
tại Nhật Bản: xuất trình giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
hoặc giấy khai sanh.
3. Trường hợp đặc biệt
đối với vợ/chồng của người mang quốc tịch Nhật
Bản
(1) Đối với người Việt Nam là
vợ/chồng của công dân Nhật Bản thường trú tại Việt Nam, trường hợp người
Việt Nam này dự định lưu trú ngắn hạn tại Nhật Bản (dưới 90 ngày) và đi về
cùng với người vợ/ chồng là công dân Nhật Bản, thì không cần xuất trình
giấy bảo lãnh và một số giấy tờ liên quan. Chi tiết đề nghị hỏi tại tiếp
tân (cụ thể hồ sơ gồm giấy lý do nhập cảnh, chương trình lưu trú, hộ tịch
đã đăng ký tên vợ/chồng hoặc giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan thẩmquyền
của Việt Nam cấp, bản sao vé máy bay hai chiều (cả hai người), phô-tô hộ
chiếu của công dân Nhật Bản phần nhân dạng.
(2) Đối
với trường hợp (1) nói trên, người mang quốc tịch Nhật Bản thường trú tại
Việt Nam không cùng đi về với người chồng hoặc người vợ là người Việt Nam
nhưng trả toàn bộ chi phí chuyến đi, thì có thể đứng ra làm người bảo
lãnh. (chi tiết đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ sơ)
4. Trường hợp khác
(1) Thực
hiện miễn trừ visa nhập cảnh Nhật Bản đối với người Việt Nam mang hộ chiếu
công vụ hoặc ngoại giao còn hiệu
lực. Từ ngày 01 tháng 5 năm
2005, công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mang hộ chiếu công
vụ hoặc hộ chiếu ngoại giao còn hiệu lực có dự định lưu trú tại Nhật Bản
trong thời gian không quá 90 ngày, được phép nhập cảnh vào Nhật Bản không
cần visa.
(2) Có thể xin visa nhiều lần (chỉ dành cho
trường hợp lưu trú ngắn hạn)
Áp dụng cho đối tượng mang quốc tịch Việt Nam có liên quan đến công ty,
doanh nghiệp (xí nghiệp quốc doanh, cổ phần hoặc liên quan đến doanh
nghiệp Nhật Bản), những người làm nghệ thuật, biểu diễn nghiệp dư, vận
động viên thể thao, giáo sư đại học... nói chung bao gồm những người làm
văn hoá, văn nghệ, trí thức.
(3) Ngoài các giấy tờ nói
trên, tuỳ trường hợp TLSQ Nhật Bản hoặc Bộ Ngoại giao Nhật Bản có
thể yêu cầu một số giấy tờ bổ sung. Nếu không bổ sung các giấy tờ yêu cầu,
thì hồ sơ xin visa sẽ không được chấp nhận hoặc thời gian xin visa sẽ kéo
dài.
(4) Các giấy tờ cần thiết để xin visa phải nộp
trực tiếp tại TLSQ Nhật Bản.
(5) Các giấy tờ đã nộp
(ngoại trừ giấy phép lưu trú, giấy cho phép nhập học) sẽ không được trả
lại dù kết quả có được cấp visa hay không. Các giấy tờ do chính phủ Việt
Nam cấp, giấy khai sanh bản gốc, vé máy bay... nói chung là không có giấy
tờ nào khác có thể thay thế được thì sẽ được copy và trả bản gốc cho đương
sự.
B. THỜI GIAN NHẬN ĐƠN XIN
VISA
Từ
8:30 giờ đến 11:30 giờ từ thứ hai đến thứ sáu (trừ các ngày lễ và các ngày
nghỉ của TLSQ Nhật Bản). Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét,
cấp visa, buổi chiều không nhận đơn xin visa. (Nếu được thông báo, buổi
chiều có thể nhận visa đã được cấp phát).
C. CẤP PHÁT
VISA
- Biên nhận hồ
sơ Khi được nhận đơn xin visa TLSQ
Nhật Bản sẽ cấp biên nhận hồ sơ. Khi
đến nhận visa phải mang biên nhận
này. - Lệ phí
visa 441.000 đồng (đóng tiền khi
nhận visa, chỉ nhận tiền đồng Việt
Nam) 882.500 đồng đối với visa
nhiều lần (đóng tiền khi nhận visa, chỉ nhận
tiền đồng Việt
Nam)
D. VỀ VIỆC THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH LƯU TRÚ SAU
KHI NHẬN VISA
Sau khi được cấp visa, nếu thời hạn lưu trú
thay đổi dài hơn thời hạn lưu trú trong visa được cấp, hoặc chương trình
thay đổi, hoặc hoạt động thay đổi thì phải xin lại visa khác. Chú ý hiệu
lực của visa là 3 tháng kể từ ngày cấp, nếu quá thời hạn nói trên thì visa
mất hiệu lực, không thể sử dụng để nhập cảnh
được.
Mọi thắc mắc đề nghị hỏi tại Tổng Lãnh sự
quán Nhật Bản theo số điện thoại: 8225314 và số fax: 8217719 (Phòng Lãnh
sự).
|
|